Pages

Oct 24, 2011

Ngày Mặt trời thực - Mui Ne Vietnam

2. Ngày Mặt trời thực.

- Ngày Mặt trời thực có độ dài bằng khoảng 2 lần liên tiếp mặt trời đi qua kinh tuyến trên tại nơi quan sát. Người ta qui ước: Mui Ne Vietnam

Ngày Mặt trời thực tại một nơi bắt đầu (0h) lúc Mặt trời qua kinh tuyến dưới tại nơi đó

(nửa đêm thực).

Do nhật động góc giờ t của Mặt trời biến thiên. Giờ Mặt trời thực T xác định qua góc giờ của Mặt trời. Vì góc giờ tính theo kinh tuyến trên nên giờ Mặt trời thực sẽ là :

T = t + 12h

Góc giờ của kinh tuyến dưới

Khi Mặt trời qua kinh tuyến trên thì giờ Mặt trời thực là :

T = 0 + 12h = 12h (giữa trưa) Khi Mặt trời qua kinh tuyến dưới thì

T = 12h + 12h = 24h (nửa đêm)

(Hay 1 ngày Mặt trời hoàn tất, bắt đầu 0h Mặt trời của ngày hôm sau).

* So sánh ngày sao và ngày Mặt trời thực :

Ngày Mặt trời thực dài hơn ngày sao. Ta sẽ giải thích bằng (hình 69)

clip_image002

Hình 69

Ngày sao xét theo các sao. Do sao ở xa nên coi như nằm yên và ngày sao đúng bằng chu kỳ tự quay của Trái đất. Còn ngày Mặt trời thực dài hơn chu kỳ tự quay của Trái đất. Giả sử ở vị trí (1) người quan sát ở A thấy Mặt trời qua kinh tuyến trên. Sau đó Trái đất quay một vòng đến vị trí (2). Lúc này phương thẳng đứng ở A đã trở lại song song với phương cũ ở vị trí (1), tức hướng đến ngôi sao cũ S, tức một ngày sao đã kết thúc. Nhưng

so với Mặt trời nó còn lệch một góc a (gần 1o). Trái đất phải quay thêm một góc a nữa mất

3ph56giây thì điểm A mới hướng tới Mặt trời, tức một ngày Mặt trời thực mới hoàn tất. Vậy ngày Mặt trời thực dài hơn ngày sao 3ph56giây.

3. Ngày Mặt trời trung bình.

So sánh những ngày Mặt trời thực trong một năm người ta thấy chúng không bằng nhau. Đó là vì những lý do sau :

-Trái đất chuyển động quanh Mặt trời với vận tốc không đều, nhanh ở cận điểm, chậm

ở viễn điểm. Do đó góc a mà Trái đất phải quay thêm hằng ngày không đều nhau, dẫn đến ngày Mặt trời thực có độ dài khác nhau.

-Mặt trời di chuyển trên hoàng đạo, nhưng góc giờ lại tính theo cung xích đạo. Giả sử Mặt trời có chuyển động đều đi nữa thì độ biến thiên góc giờ theo chuyển động của Mặt trời trên hoàng đạo cũng không đều. Ở quanh điểm xuân phân γ và thu phân Ω cung hoàng đạo lớn hơn vết chiếu của nó trên xích đạo trời (góc giờ), trái lại quanh điểm đông chí và

hạ chí lại bé hơn (Xem h.70).

H’

H

e=23o27’

Q Q’

g Q

g

H

Taïi ñieåm xuaân phaân

Ñoä nghieâng Hoaøng ñaïo vaø xích ñaïo trôøi

Taïi ñieåm haï chí

Hình 70

Vì vậy trong thực tế người ta không sử dụng ngày Mặt trời thực mà sử dụng ngày Mặt trời trung bình, bằng trung bình cộng của tất cả những ngày Mặt trời thực trong năm (ký hiệu là Tm).

4. Phương trình thời gian.

Hiệu số giữa giờ Mặt trời trung bình (Tm) và giờ Mặt trời thực (T ) tính tại một thời

điểm nào đó gọi là phương trình thời gian (hay thời sai):

h = Tm - T

hay Tm = h + T

Giá trị của phương trình thời gian h hàng ngày trong năm được in trong lịch thiên văn hàng năm. Dựa vào đó, nếu ta có được giờ thực của Mặt trời qua quan sát, ta sẽ tính được giờ Mặt trời trung bình của ngày hôm đó.

1 comment: