I. THIÊN CẦU.
Khi đứng trên Trái đất nhìn lên bầu trời ta thấy bầu trời như một mặt cầu lớn có gắn các thiên thể. Vì vậy để xác định vị trí các thiên thể trên bầu trời ta có thể lợi dụng mặt cầu đó và gọi là thiên cầu Mui Ne Vietnam.
1. Định nghĩa Thiên cầu: Thiên cầu là một mặt cầu tưởng tượng có tâm là nơi ta quan sát, có bán kính vô cùng lớn và các thiên thể phân bố ở mặt trong quả cầu đó.
2. Đặc điểm của thiên cầu:
Vì có thể lấy bán kính thiên cầu vô cùng lớn nên bán kính Trái đất là rất nhỏ so với bán kính thiên cầu. Vậy nên ta có thể coi bất kỳ điểm nào trên Trái đất cũng là tâm thiên cầu.
Và một điểm bất kỳ nào trên thiên cầu cũng có thể nhìn thấy từ những điểm khác nhau trên
Trái đất theo những đường song song.
3. Tính chất của thiên cầu:
- Mặt phẳng chứa tâm thiên cầu cắt thiên cầu theo một vòng tròn lớn (vòng qua F, G).
- Qua 2 điểm không đối tâm trên thiên cầu chỉ có thể vẽ một vòng tròn lớn (vòng qua
A, B).
- Qua 2 điểm đối tâm có thể vẽ vô số vòng tròn lớn (qua C, D).
- Những mặt phẳng không qua tâm cắt mặt thiên cầu thành những vòng tròn nhỏ (r<R) (vòng qua KL).
Hình 32
- Khoảng cách giữa hai điểm A, B trên thiên cầu được thể hiện bằng cung AB, đo bằng góc ở tâmcung AOB.
- Những cung của vòng tròn lớn là khoảng cách ngắn nhất giữa các điểm trên thiên cầu.
Ta có thể nói: Đường thẳng trên thiên cầu là vòng tròn lớn và trên thiên cầu không thể vẽ được những đường thẳng song song.
4. Những đường điểm cơ bản trên thiên cầu.
Giả sử người quan sát đứng tại tâm 0 trên Trái đất, qua đó ta vẽ thiên cầu là một mặt cầu bán kính R.
* Thiên đỉnh - Thiên để: Đường thẳng đứng đi qua đỉnh đầu người quan sát, cắt thiên cầu tại điểm Z trên đỉnh đầu gọi là thiên đỉnh, điểm Z' dưới chân là thiên để.
* Đường chân trời: Mặt phẳng vuông góc với OZ (Tiếp tuyến với mặt đất) gọi là Mặt phẳng chân trời. Nó cắt thiên cầu theo một vòng tròn lớn gọi là đường chân trời (vòng BĐNT).
Chú ý: Đường chân trời này khác với đường chân trời mà ta nhìn thấy trong thực tế.
Vì trong thực tế đường chân trời còn bị các vật trên mặt đất (nhà cửa, núi non) làm biến dạng.
Người quan sát đứng trên bề mặt Trái đất chỉ quan sát được phần trên của thiên cầu có chứa thiên đỉnh Z, phần dưới bị mặt đất che khuất. Tại thời điểm lặn mọc thiên thể được coi là đang ở trên đường chân trời.
Hình 33
* Thiên cực: Do Trái đất quay nên ta sẽ cảm thấy thiên cầu quay. Trục quay của thiên cầu song song với trục quay của Trái đất và gọi là thiên cực PP’. Thiên cực cắt thiên cầu tại
2 điểm: P là thiên cực bắc, nếu ta hướng đến nó từ trong thiên cầu sẽ thấy thiên cầu quay
ngược chiều kim đồng hồ và P’ là thiên cực nam.
Bạn muốn đặt vé máy bay Online giá rẻ? Bạn muốn sở hữu một chiếc vé máy bay nhanh chóng nhất? Hãy vào ngay Etrip4u để đặt vé máy bay online hoàn toàn tự động, nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm thời gian. Etrip4u, Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực Thương mại điện tử về các sản phẩm Du lịch, cam kết mang đến cho khách hàng một địa chỉ tin cậy để kết nối, tổng hợp và so sánh các dịch vụ du lịch trong và ngoài nước.
ReplyDelete